khó khăn trong việc hạn chế nhập khẩu ngành thép
Hiện nay công xuất sản xuất các loại thép thành phẩm ( dây thép , lưới thép ,
lưới mắt cáo , lưới thép hàn , lưới b40 ...) đang ở mức phát triển mạnh. Tuy nhiên, vấn đề nguyên liệu đầu vào luôn phải nhập khẩu từ nước ngoài luôn là nỗi lo của ngành thép Việt Nam.
Tiêu thụ “ấm lên”
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, sản xuất thép đạt 5,726 triệu tấn, tăng 12,71%, trong đó mức tăng ở 4 loại thép có khác nhau. Cụ thể, thép xây dựng tăng 4,57%, thép cuộn cán nguội tăng 6,63%, thép ống hàn tăng 30,21%, các loại lưới thép ( lưới thép hàn , lưới b40 , lưới mắt cáo ...) tăng tới 30,42%. Tiêu thụ thép cũng tăng khoảng 11% so với cùng kỳ năm 2013. Mức tiêu thụ thép tăng ngoài yếu tố nhu cầu “ấm lên’ còn có hỗ trợ không nhỏ của việc XK thép ống hàn, các loại lưới thép ( lưới thép hàn , lưới b40 ,
lưới mắt cáo ...). Trong 5 tháng đầu năm 2014, XK thép đạt 1,5 triệu tấn trị giá 1,26 tỷ USD. “Với đà này, XK thép năm 2014 có thể tăng trưởng tốt hơn so với 2013 vì cả năm 2013 XK của ngành thép chỉ đạt 2,8 triệu tấn với kim ngạch đạt khoảng 2,4 tỷ USD”, ông Sưa nhận định.
Dù tăng trưởng mạnh về doanh số nhưng lợi nhuận của ngành thép lại không tăng. Theo phân tích của ông Sưa, tình trạng chung của ngành thép hiện nay là nhiều nhà máy thép chạy không đạt công suất thiết kế, dẫn tới chi phí và giá thành cho mỗi tấn thép khá cao. Ví dụ như, năng lực sản xuất phôi thép của các DN lên tới khoảng trên 8,5 triệu tấn, nhưng trong năm 2013 các DN chỉ sản xuất 5,5 triệu tấn, đạt khoảng 60% công suất . Hay như sản xuất thép xây dựng, công suất thiết kế loại thép này lên tới 11 triệu tấn nhưng cũng chỉ sản xuất được 5,5 triệu tấn, bằng 50% công suất thiết kế do nhu cầu thị trường không cao. Thêm vào đó, một loạt các yếu tố như tăng giá xăng dầu, tăng cước vận tải… khiến giá thành thép “đội” lên nhưng các DN sản xuất không dám tăng giá bởi nhu cầu thép thấp, DN nào cũng muốn giữ giá để giữ thị phần.
Do sản xuất và tiêu thụ trong nước “ấm lên” nên VSA dự báo, 6 tháng cuối năm 2014 tăng trưởng của ngành thép sẽ không cao, chỉ tương đương 6 tháng đầu năm, do 6 tháng còn lại có 3 tháng rơi vào mùa mưa. Dự kiến, tăng trưởng cả ngành thép trong năm 2014 tăng trưởng khoảng 7-10%, trong đó thép xây dựng tăng khoảng 5-6%.
Nỗi lo thiếu nguyên liệu
Một sự chuyển biến tích cực được ông Sưa chia sẻ là hiện tượng DN phá sản, khó khăn dừng sản xuất đã không còn. Theo số liệu của Tổng công ty Thép Việt Nam, nửa năm nay, có tới 42 DN làm ăn có lãi, chỉ có 8 DN lỗ, còn lại chưa phát sinh lỗ lãi do chưa hoạt động. Những con số trên cho thấy, các DN có khó khăn nhưng chưa phải mức “chết lâm sàng”, lo lắng về tiêu thụ đã giảm bớt so với năm 2013. Tuy nhiên, nỗi lo thiếu nguyên liệu sản xuất vẫn thường trực đối với ngành thép.
Hiện công suất sản xuất thép của Việt Nam khá cao, nhưng các nhà máy vẫn chưa chủ động được nguyên liệu. Theo thống kê của VSA, năm 2013, NK thép đạt 12,7 triệu tấn, đạt 8 tỷ USD, trong khi XK thép chỉ xấp xỉ 2,4 tỷ USD kéo nhập siêu lên tới 5,3 tỷ USD. Tính riêng 5 tháng đầu năm 2014, ngành này đã NK 5,9 triệu tấn với kim ngạch 3,6 tỷ USD, tương đương so với cùng kỳ năm trước, trong đó đáng lưu ý là NK từ Trung Quốc gần 4 triệu tấn. Việc NK nhiều thép vụn, thép cuộn cán nóng - nguyên liệu chính làm đầu vào cho sản xuất thép dẹt - khiến giá thành thép thành phẩm tăng cao, khó cạnh tranh với hàng NK. Chưa kể đến sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc đang là mối lo cho các DN ngành thép khi thị trường này có biến động. Hiện Hiệp hội cũng như DN cũng chưa có phương án, kịch bản dự phòng để tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Một trong những biện pháp để giảm nhập siêu là tích cực sản xuất nguyên liệu trong nước, tăng cường đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất thép từ quặng sắt. Tuy nhiên, đây là vấn đề khó khăn bởi Việt Nam có mỏ quặng lớn nhất là Thạch Khê (Hà Tĩnh) đang xây dựng chưa đi vào hoạt động, còn các mỏ khác đã khai thác nhưng chất lượng không tốt nên vẫn phải NK.
“Ngành thép phụ thuộc vào bên ngoài là chuyện lâu dài mà chưa thể giải quyết trong năm một năm hai bởi nguồn nguyên liệu không đủ để sản xuất kể cả quặng sắt khi mỏ Thạch Khê đi vào sản xuất cũng chỉ đáp ứng được vài chục năm”, ông Sưa phân trần.
Mới đây, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 17/2014/TT-BCT bãi bỏ Thông tư 23/2012/TT-BCT quy định việc áp dụng chế độ cấp phép NK tự động đối với một số sản phẩm thép như: Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, không phân biệt chiều rộng, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng; các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim cán phẳng, chưa phủ, mạ hoặc tráng… Tuy nhiên, qua trao đổi với vị đại diện của VSA thì được biết, việc bãi bỏ quy định này không ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của các DN.