Lối đi mới cho xuất khẩu thép Việt Nam
Hiện nay tại Việt Nam, trong khi nhiều doanh nghiệp phải giảm sản lượng, thậm chí ngừng sản xuất vì tiêu thụ hàng khó khăn thì vẫn có nhiều doanh nghiệp đang trên con đường tìm kế
xuất khẩu các mặt hàng sắt thép, điển hình là các loại
sắt thép mạ kẽm sang thị trường nước ngoài.
Theo bà Chu Thị Tiến - Giám đốc công ty Cổ Phần Tiến Hà, nhu cầu mua hàng từ các nước tăng mạnh. “Các doanh nghiệp bản địa cung không đủ cầu, trong khi mức giá xuất khẩu từ các doanh nghiệp VN đang rất tốt nếu so với các nước bản địa, hoặc so với các nước, vùng lãnh thổ đang có thế mạnh xuất khẩu ở cùng chủng loại ngành hàng như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan” - Bà Tiến nói.
Còn VSA, tại các nước như Thái Lan, Philipines, Indonesia, mặt hàng lưới thép như
lưới mắt cáo , lưới b40 hay
lưới thép hàn được sản xuất khá ít, cung không đủ cầu; trong khi các nước khác như Úc, Mỹ và một số quốc gia ở châu Âu không chú trọng sản xuất mặt hàng này nên chủ yếu nhập khẩu.
Bên cạnh đó, theo bà Tiến, thay vì mua các loại
dây thép cuộn mạ kẽm hoặc
dây thép đen từ Trung Quốc, các nhà nhập khẩu cũng muốn mở rộng nguồn cung để không bị lệ thuộc vào một quốc gia như trước đây nên VN càng có cơ hội tiếp cận các thị trường mới.
Tuy nhiên dù thị trường nhìn có vẻ “rộng cửa” cho doanh nghiệp khai thác, nhưng để có chỗ đứng ở các thị trường nói trên, không phải doanh nghiệp nào cũng làm được.
“Chúng tôi đã phải cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài nhờ sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu khắt khe nhất theo các tiêu chuẩn quốc tế đang áp dụng, như tiêu chuẩn ASTM của Hoa Kỳ, AS của Úc và JIS của Nhật, chưa kể giá cả phải hợp lý và thời gian giao hàng phải nhanh” - Bà Tiến chia sẻ.
Theo bà Tiến, yếu tố “giao hàng nhanh” vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng và rất khó thực hiện ở ngành hàng dây thép và lưới thép. Bởi ở ngành hàng này khách mua hàng chốt giá xong muốn nhận được hàng ngay vì giá cả luôn biến động khó lường.
Theo bà Chu Thị Tiến, việc xuất khẩu các mặt hàng lưới thép mạ kẽm chỉ “sống” được khi các doanh nghiệp len chân vào thị trường cao cấp. Nếu chỉ đầu tư công nghệ lạc hậu, công suất thấp doanh nghiệp không thể có được sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý.