Những ý kiến trái chiều từ các doanh nghiệp thép
Từ việc bí đầu ra trong thời gian qua, các doanh nghiệp (DN) sản xuất và kinh doanh trong ngành thép đã đưa ra một số quan điểm trái ngược nhau. Doanh nghiệp thì kiến nghị Chính phủ nên tiếp tục cho xuất khẩu (XK) quặng sắt nhưng cũng có doanh nghiệp sản xuất các loại thép thành phẩm như
dây thép mạ kẽm , dây thép đen ... lại kêu “đói” nguyên liệu. Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cũng đã lên tiếng về vấn đề này.
Những kiến nghị... trái chiều
Theo một số DN sản xuất thép bằng lò điện (dùng thép phế), giá quặng sắt trong nước đã giảm từ 2.200 đồng/kg xuống còn 1.200 đồng/kg (bằng 1/2 giá thế giới năm 2013). Chủ trương của Chính phủ dừng XK quặng sắt đã tạo cho DN sản xuất thép bằng lò cao được hưởng lợi.
Theo đó, 13 DN đang sản xuất thép bằng lò điện có kiến nghị tới VSA, mong muốn các bộ, ngành xem xét lại chủ trương cấm XK quặng sắt, để giá quặng trong nước ngang bằng giá thế giới, tạo sự công bằng giữa các DN sản xuất thép trong nước.
Thế nhưng, ngày 2/6/2014, Công ty cổ phần Tiến Hà cùng 5 DN khác đã ký công văn gửi VSA, cho rằng hiện nay 15 lò cao thuộc 14 dự án của các DN đang sản xuất có tổng nhu cầu quặng sắt khoảng 4.550.000 tấn/năm. Nếu tính cả các dự án dự kiến cuối năm 2014, năm 2015 đưa vào hoạt động thì tổng nhu cầu quặng sắt khoảng 18.814.000 tấn/năm.
Đó là chưa tính tới các dự án đang nằm trong quy hoạch phát triển của ngành thép tới năm 2020, có xét đến năm 2025 đã được phê duyệt.
Vì vậy, lượng quặng sắt để phục vụ cho lò cao trong tương lai rất lớn, trong khi trữ lượng quặng không nhiều, nên dễ dẫn tới thiếu quặng, DN phải nhập khẩu. Vì vậy, thép Tiến Hà và 5 DN đề nghị các cơ quan chức năng sớm đẩy mạnh các dự án khai thác quặng lớn như mỏ sắt Thạch Khê để đáp ứng nhu cầu quặng cho sản xuất thép lò cao.
Hiệp hội Thép nói gì?
Ông Nguyễn Văn Sưa- Phó Chủ tịch VSA- cho rằng, những kiến nghị của một số DN về việc xem xét cho XK quặng sắt là điều không thể, nếu làm vậy sẽ đi ngược với chủ trương của Chính phủ. Trong khi đó, Việt Nam không giàu quặng sắt. Quặng sắt cần được bảo vệ và khai thác có hiệu quả, nhằm đáp ứng nhu cầu cho sản xuất thép trong nước.
Theo thống kê địa chất, tổng trữ lượng tài nguyên về quặng sắt của Việt Nam hiện chỉ khoảng 1 tỷ tấn, trong đó có 2 mỏ lớn nhất là: Mỏ Thạch Khê có trữ lượng khoảng 500 triệu tấn, chưa đưa vào khai thác; mỏ Quý Sa có trữ lượng khoảng 120 triệu tấn, đã được khai thác. Ngoài ra, còn một số mỏ khác nằm rải rác tại các địa phương có trữ lượng nhỏ, hàm lượng sắt thấp. Thực tế đó cho thấy, tài nguyên quặng sắt của Việt Nam rất nghèo, thậm chí chất lượng không tốt, không đủ đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thép trước mắt và lâu dài.
Theo VSA, các DN đầu tư vào xây dựng lò cao đã có nỗ lực rất lớn bởi suất đầu tư cao hơn gấp 3- 4 lần so với lò điện thông thường. Đây là những DN sản xuất thép trong nước đi đầu trong đầu tư có chiều sâu vào các công đoạn sản xuất mang tính “thượng nguồn” của ngành công nghiệp luyện kim là sản xuất phôi thép từ quặng sắt bằng công nghệ lò cao, nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu quặng sắt tại chỗ để sản xuất các loại thép thành phẩm có giá cạnh tranh như các loại
dây thép ,
lưới thép mạ kẽm ( Về lưới thép rất đa dạng về chủng loại:
lưới mắt cáo mạ kẽm ,
lưới b40 mạ kẽm ,
lưới thép hàn ,
rọ đá ... )
Tuy nhiên, để tạo sự bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các DN trong ngành thép, chính các DN phải tự cân đối. Nếu cung vượt cầu, DN cần tìm hướng cho mình bằng việc XK sản phẩm, không nên cạnh tranh bằng việc hạ giá bán quá thấp, ảnh hưởng tới các DN trong ngành.