Việt Nam cần đẩy mạnh sản xuất thép trong nước hiệu quả hơn
Đầu tháng 8 vừa qua, một số sản phẩm
thép mạ kẽm của Việt Nam đã bị điều tra về chống phá giá tại Canada và Úc. Theo bộ công thương tại đây, họ cho rằng đã có sự bán phá giá của các loại
dây thép mạ kẽm và
lưới thép mạ kẽm được xuất khẩu từ Việt Nam và Ấn Độ.
Nguyên đơn cáo buộc rằng hàng hóa là các loại
dây thép mạ kẽm và
lưới thép mạ kẽm xuất khẩu sang Australia với giá thấp hơn giá trị thông thường và việc bán phá giá đã gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành công nghiệp thép của Australia qua việc kìm giá, làm suy giảm lợi nhuận, suy giảm tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, suy giảm số lượng việc làm và làm giảm khả năng tăng vốn tái đầu tư.
Nguyên đơn là Công ty BlueScope Steel Limited cáo buộc một số sản phẩm thép mạ kẽm của Việt Nam bán phá giá tại Australia, với biên độ phá giá bị cáo buộc là 16,26%. Được biết, số liệu bên nguyên đơn đưa ra là năm 2013, tổng khối lượng thép nhập khẩu từ Việt Nam khoảng 12.524 tấn, chiếm khoảng 6,9% thị phần nhập khẩu sản phẩm này của Australia. Còn tại Canada, Cơ quan Biên phòng nước này thông báo khởi xướng chống bán phá giá sản phẩm ống thép dẫn dầu của một số nước xuất khẩu vào Canada, trong đó có Việt Nam.
Ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Thương mại sản xuất Thép Việt cho rằng, trong môi trường kinh doanh quốc tế, việc bị thị trường nhập khẩu điều tra bán phá giá, chống trợ cấp đối với một hay nhiều mặt hàng xuất khẩu là bình thường. Bối cảnh khó khăn tiêu thụ thép trong nước khiến nhiều DN Việt tìm đường xuất khẩu sản phẩm ra bên ngoài. Có thể kể đến
Công ty cổ phần Tiến Hà, là doanh nghiệp đi đầu trong việc sản xuất các loại
lưới thép như
lưới mắt cáo mạ kẽm , lưới thép hàn , lưới b40 cũng như các loại
dây thép mạ kẽm , dây thép đen , dây thép gai ... Trong xu hướng đó, các vụ việc điều tra bán phá giá diễn ra ngày càng nhiều, cũng là chuyện đương nhiên mà các DN phải chuẩn bị tinh thần để đối mặt.
“Bất kỳ DN nào cũng phải chuẩn bị tốt để ứng xử theo thông lệ quốc tế”, ông Thái nói. “Đây sẽ là những khó khăn lớn cho DN xuất khẩu sản phẩm thép bị kiện. DN không chỉ đối mặt với việc mất thời gian chi phí theo kiện, mà còn nguy cơ mất cả thị trường xuất khẩu”. Tuy nhiên, cũng theo ông Thái, thay vì mất nhiều thời gian cho việc theo kiện ở các thị trường nhập khẩu, Việt Nam nên tiến hành các biện pháp bảo vệ DN tại thị trường trong nước.
Vì tại thị trường Việt Nam thời gian qua, mức thuế nhập khẩu thép thấp đã khiến thị trường trong nước tràn ngập thép nhập khẩu (nhất là từ Trung Quốc) bán với giá rẻ hơn thép sản xuất trong nước, dẫn đến cạnh tranh gay gắt và bất lợi đương nhiên về phía DN nội.
Ngoài ra, việc giảm thuế bằng 0% đối với thép Bo (là các loại dây thép cuộn có chứa nguyên tố hợp kim vi lượng boron) đã đẩy tình trạng mập mờ không rõ ràng khi nhập khẩu để trục lợi từ miễn thuế (DN thương mại cố tình nhập khẩu sản phẩm này với lý do đây là thép dùng để sản xuất que hàn, nhằm hưởng mức thuế suất nhập khẩu 0%, nhưng thực tế lại bán lẫn vào thép xây dựng) cũng khiến thép của DN nội không thể đương đầu giữ thị phần.
Chính vì vậy, mới đây Bộ Tài chính đã xem xét áp thuế nhập khẩu thép Bo lên 10%. Hay qua Thông tư 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN, có hiệu lực từ 1/6/2014, Bộ Công Thương và Bộ Khoa học Công nghệ cũng quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu… “Những chính sách mới này đi vào thực thi sẽ góp phần ổn định thị trường tiêu thụ thép nội địa. Trả lại sự công bằng cho sản phẩm thép của nhà sản xuất nội. Đó chính là một số trong rất nhiều giải pháp bảo vệ thị trường trong nước và hiệu quả sẽ cao hơn so với việc phải tập trung đối kháng ở thị trường xuất khẩu”, ông Thái nói.